Đau khớp gối có nên đi bộ không? Những điều cần chú ý trong quá trình tập luyện

Freitag, 10. Januar 2020

Đi bộ là môn thể thao đơn giản nhưng lại có tác dụng to lớn với sức khỏe mỗi người. Với nhiều bệnh lý thì đi bộ sẽ giúp cải thiện triệu chứng tuy nhiên liệu đau khớp gối có nên đi bộ hay không? (https://tamminhduong.com/benh-xuong-khop/dau-khop-goi-co-nen-di-bo-khong.html) Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng đau khớp gối thường gặp không nên bỏ qua

Điển hình nhất là những cơn đau tại vị trí khớp gối xuất hiện ngay sau khi bạn vừa đi lại, vận động nhiều. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm cản trở giấc ngủ của bạn nếu không có cách chữa bệnh viêm khớp gối kịp thời. Đau khớp gối có nên đi bộ không? Nếu nguyên nhân gây đau là thoái hóa xương khớp thì những ngày thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh, mưa nắng thất thường cũng sẽ cảm thấy đau.

Cơn đau diễn ra mạnh mẽ hơn khi vận động và giảm dần nếu người bệnh được nghỉ ngơi, vì vậy điều đầu tiên khi bị đau khớp gối là dừng ngay hoạt động đang làm để nằm nghỉ.

Nếu chú ý kỹ người bệnh có thể nghe thấy những tiếng lạo xạo hoặc lục cục khi đau, đó là hiện tượng cứng khớp, khớp không co duỗi được thường diễn ra vào buổi sáng sớm ngay khi vừa ngủ dậy. Lúc này bạn nên dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng để khớp gối giãn ra.

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng song bệnh đau khớp gối ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người bệnh. Nhiều người đang khỏe mạnh bỗng đi lại khó khăn, không thể ngồi lâu, ngồi khoảng chân, lái xe hay leo cầu thang được.

Thậm chí, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khớp gối có thể mất hoàn toàn chức năng hoạt động.

Đau khớp gối có nên đi bộ không? Chuyên gia đáp

Đau khớp gối là căn bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do sự thoái hóa sụn khớp theo tuổi tác và thời gian. Đa số người bệnh rất ngại di chuyển vì cứ hễ đứng dậy bước đi là cảm thấy đau. Tuy nhiên chính việc lười di chuyển này khiến cho khớp gối kém linh hoạt, các bộ phận như dây chằng, sụn, cơ bị co cứng. Đối tượng này được các chuyên gia khuyến cáo nên luyện tập vừa sức để làm tăng sức bền, độ dẻo dai, đàn hồi của cơ và khớp nên đi bộ là sự lựa chọn hoàn hảo. Thế nhưng đi bộ thế nào mới là đúng thì không phải ai cũng biết.

Cách đi bộ đúng chữa đau khớp gối

– Khoảng cách giữa các bước đi: bước vừa phải, không nên cố sải bước dài hay bước đi quá chậm vì sẽ làm tăng thêm áp lực lên phần khớp đã bị thoái hóa khiến chúng đã tổn thương lại càng trở nên đau đớn. Thích hợp nhất là

khoảng cách giữa 2 lần bước là 1 hoặc 2 bước chân tùy chiều cao của mỗi người.

– Thời gian đi bộ: mỗi ngày bạn có thể đi 30 – 60 phút tùy tình trạng sức khỏe tuy nhiên không nên đi liền 1 lúc mà mỗi lần có thể chỉ đi 15 – 20 phút, mệt lại nghỉ. Làm như vậy khớp sẽ được nghỉ ngơi.

Chú ý:

– Trong quá trình đi bộ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như cơn đau diễn ra mạnh mẽ hơn, đầu gối sưng to… thì cần dừng ngay đi bộ, giảm đau nhanh bằng cách lấy đá viên bọc vải mỏng chườm lạnh, về nhà nghỉ

ngơi và nếu qua 2 ngày cơn đau vẫn tái diễn thì hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.

– Trước khi đi bộ người bệnh nên khởi động để làm nóng khớp gối với các động tác duỗi, gập hoặc xoa bóp khớp gối kỹ càng. Không chỉ thế, sau khi đi bộ về cũng cần lặp lại điều này nhé.

– Đi bộ đúng cách sẽ giúp cơ thể giữ được trọng lượng vừa phải, tránh béo phì, giảm áp lực lên khớp gối đồng thời tăng cường sức mạnh của đôi chân, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

– Nếu bị đau khớp gối nặng thì không nên đi bộ bởi nếu cố đi, trọng lượng cơ thể dồn hết xuống đôi chân sẽ khiến khớp gối bị quá tải, bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Một số môn thể thao khác mà người bệnh có thể lựa chọn tập luyện là bơi, đạp xe…vì chúng không gây quá nhiều áp lực lên khớp gối. Ngược lại, không được tập các môn đòi hỏi sự di chuyển nhiều như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…

 

Kommentieren