Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp bấm huyệt có khỏi không? Chuyên gia chia sẻ

Mittwoch, 15. Januar 2020

Xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp điều trị từ y học cổ truyền. Tác động từ liệu pháp này giúp kích thích mạch máu, giải phóng chèn ép nhằm làm giảm cơn đau và các triệu chứng của các bệnh lý xương khớp. Bên cạnh những biện pháp chuyên sâu, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng liệu pháp này.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp bấm huyệt có khỏi không?

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đĩa đệm bị nứt, rách khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài. Nhân nhầy đè nén lên các đốt sống, dây thần kinh xung quanh và làm phát sinh cơn đau.

Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở những người cao tuổi. Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này. Các phương pháp điều trị chỉ tập trung vào việc kiểm soát cơn đau, các triệu chứng đi kèm và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Khi cơn đau phát sinh, người bệnh thường có thói quen sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc có thể gây tổn thương lên gan, thận và các cơ quan tiêu hóa. Vì vậy để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp từ y học cổ truyền – chẳng hạn như xoa bóp bấm huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt sử dụng lực từ bàn tay, ngón tay để giải phóng huyết ứ, giảm chèn ép lên dây thần kinh và đốt sống. Bên cạnh đó, tác động từ liệu pháp này còn thúc đẩy lưu thông máu, điều hòa khí huyết và làm giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Liệu pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không tác động đến đĩa đệm bị tổn thương.Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp bấm huyệt có khỏi không? (https://tamminhduong.com/benh-xuong-khop/thoat-vi-dia-dem-bam-huyet-co-khoi-khong.html) Hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu thông tin bên dưới. 

Các bước thực hiện xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Mặc dù xoa bóp bấm huyệt ít khi gây ra các tác dụng phụ, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, cơn đau có thể không được cải thiện hoặc có thể trở nên nặng nề hơn.

1. Làm giãn các cơ ở vùng lưng và mông

Vùng thắt lưng và mông là những vị trí phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động sinh hoạt thông thường. Vì vậy, các cơn đau nhức có xu hướng xuất hiện tại những vị trí này.

Để làm giảm cơn đau, trước tiên bạn phải tác động để làm giãn các cơ ở vùng lưng dưới và mông.

  • Bước 1: Thực hiện day từ đốt sống lưng đến mông khoảng 3 lần (Day là động tác sử dụng gốc bàn tay ấn trực tiếp lên da và di chuyển theo hình tròn).
  • Bước 2: Thực hiện lăn từ hai bên cột sống thắt lưng đến mông khoảng 3 lần (Lăn – dùng mu bàn tay và các khớp ngón tay lăn nhẹ lên vùng đau nhức).
  • Bước 3: Thực hiện bóp hai bên cột sống thắt lưng xuống mông trong khoảng 3 lần (Bóp là động tác dùng hai bàn tay bóp nhẹ vào thịt của bệnh nhân).

2. Tác động lên vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm

Trước khi tiến hành ấn huyệt, bạn cần xác định được vị trí của các huyệt cần thực hiện.

Vị trị huyệt:

  • Thận du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng số 2 1,5 tấc ra phía ngoài.
  • Cách du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng số 6 1,5 tấc ra phía ngoài.
  • Đại trường du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng số 4 1,5 tấc ra phía ngoài.
  • A thị huyệt: Huyệt nằm giữa hai đốt sống, khi ấn vào có cảm giác đau.

Thực hiện bấm huyệt lên vùng đốt sống có đĩa đệm thoát vị:

  • Ấn – day – xoay: Sử dụng ngón tay cái ấn day xoay theo chiều kim đồng hồ vào huyệt thận du và đại trường du. Thực hiện trong thời gian 3 – 5 phút nhằm làm mềm cơ bắp và giảm hiện tượng co rút cơ.
  • Bấm huyệt: Sau khi cơ bắp giãn ra, bắt đầu thực hiện bấm huyệt vào các huyệt thận du, đại trường du, cách du và a thị huyệt. Thực hiện bấm huyệt trong khoảng 1 phút – không nên day khi bấm huyệt vì có thể gây đau đớn và bầm tím.
  • Nắn chỉnh: Sử dụng ngón tay cái ấn nắn vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Chỉ ấn nắn với lực vừa phải, thực hiện trong 3 – 5 phút.

 

Kommentieren