Có nên mổ thoát vị đĩa đệm cổ không? Một số điều cần chú ý

Freitag, 22. März 2019

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ muốn chữa trị khỏi bạn cần phải kết hợp nhiều những yếu tố và biện pháp điều trị bệnh khác nhau. Trong một số trường hợp việc điều trị bằng phương pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm cổ. Vậy có nên mổ thoát vị đệm cổ không?

>>> Xem thêm bài viết: http://soha.vn/7-bai-thuoc-chua-thoat-vi-dia-dem-cot-song-co-bang-dong-y-hieu-qua-20190111145956293.htm

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm cổ không?

Đây là một trong những nỗi băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Khi phần đĩa đệm cột sống cổ bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu chèn ép lên các rễ dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức khiến ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và phải chịu những khổ sở khi phải chống chọi những cơn đau.

Những cơn đau có thể kéo dài một cách âm ỉ hoặc cũng có thể đau dữ dội, có thể kéo xuống vùng cánh tay khiến tê bì, những cơn đau có dấu hiệu gia tăng khi bạn vận động và có thể giảm khi bạn nghỉ ngơi.

Ở những giai đoạn sớm thì đa phần người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn trước. Nếu quá trình điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả thì bắt buộc phải áp dụng tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm cổ. Tuy nhiên nhiều trường hợp người bệnh không thể đáp ứng được phương pháp điều trị bảo tồn thì cách giúp giảm đau nhanh chóng nhất là tiến hành phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cổ khi người bệnh có dấu hiệu chèn ép dây thần kinh nặng. Tiến hành một số thủ tục xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ cột sống cổ. Ngoài ra việc chỉ định mổ địa đệm cột sống cổ hay không còn phải phụ thuộc vào một số những yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, tình trạng bệnh hiện tại và thể trạng của người bệnh. Phẫu thuật không được thực hiện nếu người bệnh mắc bệnh tim mạch,tiểu đường, thoái hóa cột sống.

Mổ thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?

Ca phẫu thuật nào cũng có những cái gọi là rủi ro nhất định. Việc chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cổ phải được dựa vào 2 tiêu chuẩn đó chính là triệu chứng lâm sàng và kết quả của chụp cộng hưởng từ cột sống.

Trước khi tiến hành phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm cổ người bệnh sẽ được theo dõi, chụp cộng hưởng từ và đáp ứng được một số tiêu chuẩn cần thiết thì mới được tiến hành phẫu thuật.

Thực tế thì phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng trong việc điều trị bệnh vì nó có thể gây rủi ro. Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cổ hiện nay được thực hiện như phương pháp mổ nội soi, mổ vi phẫu, mổ laser,..Đây là các phương pháp mổ xâm lấn tối thiểu, phổ biến nhất hiện nay. Tuy các phương pháp này đều cho là độ nguy hiểm ở mức độ thấp, những vẫn có thể xảy ra các biến chứng hoặc rủi ro trước hoặc sau quá trình phẫu thuật và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

>>>> https://thoaihoacotsong.vn/

Tỷ lệ thành công đối với những ca phẫu thuật chiếm tới 90 - 95% trong khi đó tỷ lệ tái phát bệnh sau phẫu thuật là chiếm 5 - 10%.

Trong hoặc sau quá trình phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải một số những biến chứng sau: Chảy máu nhiều, nhiễm trùng vết mổ, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng,...

Hiện nay, việc điều trị bệnh bằng phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thì bạn có thể đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa về xương khớp để điều trị. Dưới đây là một số địa chỉ bệnh viện mà bạn có thể tham khảo như:

  • Ở Hà Nội một số bệnh viện có chuyên khoa xương khớp như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Quân đội 108, Bệnh viện E Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Trí Đức.

  • Ở Thành phố Hồ Chí Minh một số bệnh viện nổi tiếng có chuyên khoa xương khớp như: Bệnh viện Y Dược thành phố HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115, bệnh viện chấn thương chỉnh hình Tp. HCM.

Mổ thoát vị đĩa đệm được coi là phương pháp điều trị bệnh cuối cùng nên bạn cần phải cân nhắc việc điều trị và phải nắm rõ những kiến thức để phòng những trường hợp xấu xảy ra sau hậu phẫu thuật. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.

 

Kommentieren